.Điều hòa âm trần thường được lắp phổ biến ở các đơn vị cung cấp dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, quán cà phê vì nó giúp không gian đẹp hơn. Cách lắp đặt máy lạnh âm trần khá phức tạp vì vậy công việc này chủ yếu dành cho những thợ lành nghề, có kinh nghiệm và kỹ thuật thực hiện.
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về lắp máy lạnh âm trần bao gồm các kinh nghiệm, lưu ý, bảng giá và chi phí kèm theo thì nên xem bài viết này.
Máy lạnh âm trần là gì?
Máy lạnh âm trần hay còn gọi là điều hòa âm trần, là dòng điều hòa được thiết kế để nằm âm bên trong trần nhà. Nó cũng bao gồm hai bộ phận chính là dàn nóng và dàn lạnh như các dòng máy khác.
Thông thường, máy lạnh âm trần thường được sử dụng ở những nơi có không gian rộng lớn như nhà hàng, nơi diễn ra hội nghị, quán ăn,… đó là những không gian rộng lớn phục vụ nhiều người. Vì khả năng làm mát nhanh cho cả căn phòng nên máy âm trần khá được ưa chuộng.
Khi lắp đặt, thợ kỹ thuật sẽ bố trí các đường dây diện, ống thoát nước,… trước khi cho thợ ốp trần làm việc. Khi hoàn thành, bộ phận quạt gió của máy sẽ nằm ngang bằng với mặt trần nhà nên được gọi là âm trần.
Có nên mua máy lạnh âm trần không?
Máy lạnh âm trần sau khi lắp sẽ giúp tiết kiệm không gian và đảm bảo tính thẩm mỹ khi bố trí nội thất. Chính vì vậy mà không chỉ các đơn vị kinh doanh dịch vụ sử dụng mà rất nhiều gia đình cũng đã bắt đầu lắp đặt máy âm trần. Tuy nhiên, hãy cân nhắc nhu cầu thực sự trước khi quyết định có nên lắp đặt máy lạnh âm trần hay không.
- Nên lắp máy lạnh âm trần nếu muốn không gian rộng, đẹp hơn và dễ sắp xếp nội thất hơn
- Không gian trong phòng vẫn đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng. Không lồi lõm dàn lạnh ra ngoài như điều hòa treo tường
- Tốc độ làm mát của máy lạnh âm trần nhanh hơn, có đủ các chế độ điều khiến hướng gió, quạt, chế độ ẩm, nano,.. Giúp tỏa hơi hắp căn phòng tạo nên một không gian mát lạnh.
Về cơ bản, máy âm trần cũng có nguyên tắc hoạt động, làm lạnh như các dòng điều hòa khác. Tuy nhiên, dòng máy lạnh này thường phải được lắp từ đầu trước khi sắp xếp nội thất trong phòng. Việc lắp đắt cũng phức tạp hơn so với máy lạnh thông thường khác.
Cách lắp máy lạnh âm trần
Việc lắp đặt điều hòa âm trần không chỉ yêu cầu kỹ năng chuyên nghiệp mà còn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về kỹ thuật và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt các bộ phận chính của hệ thống điều hòa âm trần bao gồm khối trong nhà (dàn lạnh), đường ống gas, ống xả, và các yêu cầu về dây điện.
1. Lựa chọn vị trí lắp dàn lạnh
Lựa chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Dàn lạnh cần được lắp đặt tại nơi có không gian đủ thoáng.Để bảo trì và sửa chữa dễ dàng sau này.
- Không được có vật cản ở lối hút khí hay thoát khí của máy lạnh. Nếu trần nhà cao hơn 3 mét thì luồng khí sẽ không được phân tán đều phòng khiến hiệu quả làm mát kém hiệu quả.
- Khi lắp đặt phải lưu ý đến trọng lượng máy. Sức chịu đựng của vị trí lắp máy phải gấp 4 lần trọng lượng của cả dàn máy lạnh.
- Tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của thiết bị
- Đảm bảo việc thoát nước dễ dàng được thải từ dàn lạnh ra.
- Lắp máy lạnh khoa học, hợp lý, kết nối dễ dàng giữa khối trong (dàn lạnh) và ngoài ngôi nhà (dàn nóng).
- Không đặt máy ở vị trí quá cao hay quá thấp mà hãy làm phù hợp với độ cao của trần nhà.
- Dàn lạnh cần cách xa các thiết bị gây nhiễu ít nhất 3m. Đường dây điện nên được bọc trong ống thép cẩn thận để tránh nhiễu sóng.
- Để giảm nguy cơ bị nhiễu điện từ thì có thể lắp thêm bộ phận chống nhiễu.
- Nếu nguồn điện có khả năng gây nhiễu, cần lắp thêm bộ phận chống nhiễu để đảm bảo hoạt động của hệ thống.
- Việc lắp đặt máy lạnh âm trần trong buồng giặt có thể dẫn đến nguy cơ bị điện giật, rất nguy hiểm.
Lưu ý: Tránh lắp đặt dàn lạnh máy âm trần tại các khu vực nhà bếp hoặc nhà hàng vì nơi đây thường xuất hiện hơi dầu mỡ, bụi bận. Chúng có thể bám vào cánh quạt, tuabin, cánh tản nhiệt làm giảm hiệu quả làm lạnh của máy. Luôn đảm bảo có máy hút dầu đủ mạnh để hạn chế tối đa các ảnh hưởng dầu mở tới máy lạnh âm trần.
2. Lắp đặt dàn lạnh
Khi lắp đặt dàn lạnh cần chú ý đến các lưu ý kỹ thuật dưới đây:
- Lắp dàn lạnh theo phương nằm ngang: Để đảm bảo cân bằng và hiệu suất luôn ổn định
- Chú ý kích thước phù hợp: Mỗi hãng điều hòa sẽ có các kích thước dàn lạnh khác nhau theo từng công suất máy, phục vụ cho từng mục đích, không gian khác nhau nên cần đo đạc và chọn kích thước phù hợp.
3. Lắp đặt đường ống gas
Việc lắp đặt đường ống gas cho máy lạnh âm trần cần tuân theo các bước sau:
- Cần thổi khí nito để tránh việc bị oxy hóa bên trong ống khi tiến hành hàn các mối nối của đường ống gas. Giúp duy trì độ sạch sẽ của hệ thống làm mát.
- Nếu cần phải lắp đường ống gas dài thì cần lắp thêm lưới lọc để đảm bảo khí gas lưu thông tốt mà không bị cản trở bởi bụi bẩn.
- Sử dụng ống đồng sạch và thổi khí ni tơ để làm sạch bụi bên trong ống trước khi kết nối nó vào hệ thống
- Uống ống gas một cách khoa học, không bẻ cong ống tại cũng một vị trí quá nhiều lần để tránh gãy ống.
- Cần thực hiện việc siết chặt các khớp nối của đường ống bằng cờ lê để đảm bảo không có rò rỉ nào xảy ra.
- Luôn kiểm tra lại xem có rò rỉ khí ở giữa các mối nối trong nhà và ngoài trời hay không. Bởi vì để gas rò rỉ là rất nguy hiểm.
Độ dài đường ống gas cần tuân thủ các khuyến cáo sau:
- Độ dài cho phép tối thiểu: 3m
- Độ dài cho phép tối đa: 30m
- Độ cao cho phép tối đa: 17m
- Kích thước ống hơi: 19.05 mm
- kích thước ống lỏng: 9,52 mm
Loe ống và nối ống
Cần tiến hành làm sạch ống đồng trước khi loe. Khi cắt ống tránh đè mạnh. Và đừng quên loại bỏ mờ mép cắt.
- Chỗ nối ống được bọc lớp cách nhiệt polyurethane.
- Lực xiết ống 42Nm- ống 15,8mm
- Lực xiết ống 78Nm- ống 19,05mm.
4. Nối ống xả trong nhà
Đối với ống xả trong nhà thì cần lưu ý các vấn đề sau:
- Độ dốc ống xả nên từ 1/50 đến 1/100. Nhằm đảm bảo việc thải thoát ra tốt và không bị chảy ngược
- Tránh tác động lực quá mạnh lên cổng thoát nước khi nối ống xả
- Ống xả cần được cách nhiệt đúng cách để tránh hiện tượng nước ngưng tụ gây rỏ rỉ nước.
- Sau khi lắp xong thì kiểm tra độ rò rỉ bằng cách đổ nước vào ống. Nếu nước thoát ra thì đang bị rò rỉ, hoặc nếu không là đã đảm bảo.
Ống xả cần được lắp đặt đúng kỹ thuật để tránh hiện tượng nước chảy ngược hoặc rò rỉ.
5. Cách nhiệt và bảo ôn
Cách nhiệt cho các đường ống gas và nước xả để tránh mất nhiệt. Các lưu ý khi lắp như sau:
- Sử dụng vật liệu cách nhiệt có khả năng chịu nhiệt tốt. Giúp tăng khả năng chịu nhiệt, nhất là đường ống dẫn môi chất lạnh.
- Nếu lắp ở nơi có độ ẩm cao thì cần thêm lớp cách nhiệt. Để tránh hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt của các đường ống.
- Nếu dàn nóng được lắp cao hơn dàn lạnh thì cần phải lắm thêm xiphong tiêu nước. Đảm bảo nước thải không bị chảy ngược vào hệ thống máy lạnh.
6. Yêu cầu về dây điện
Dây điện của hệ thống điều hòa cần phải được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn như sau:
- Nguồn điện cấp phải đảm bảo đủ công suất và ổn định tốt để máy lạnh hoạt động an toàn.
- Nên lắp cầu dao tự động (atomat) để ngắt dòng điện khi máy lạnh gặp tình trạng quá tải.
- Luôn chú ý lắp nối đất cho hệ thống điều hòa để tránh hiện tượng giật điện.
7. Cài đặt và kiểm tra
Kkiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật và hệ thống hoạt động một lần nữa. Khi cài đặt và kiểm tra cần chú ý:
- Đợi khoảng 1 phút để hệ thống ổn định hơn sau khi bật nguồn. Sau đó mởi sử dụng điều khiển từ xa
- Kiểm tra lại các hiển thị trên điều khiển từ xa để đảm bảo cài đặt không bị lỗi.
- Vận hành thử nghiệm để cảm nhận sự ổn định.
8.Lắp mặt nạ Panel
Bước cuối cùng là lắp mặt nạ (Panel). Khi lắp cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Kiểm tra và lau sạch mặt nạ panel để làm sạch bụi bẩn và một số vật cản bên trong.
- Đặt mặt nạ vào khối trong nhà (dàn lạnh). Căn chỉnh mặt nạ trùng khớp với các vị trí bắt vít, góc cạnh của khối để khớp hoàn toàn. Mặt nạ phải lắp thẳng, khít và không được có khe hở nào để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất.
- Dùng các vịt hoặc khóa đã được thiết kế sẵn để cố định mặt nạ vào khối. Kiểm tra kỹ các vị trí vịt để đảm bảo việc lắp chắc chắn, không bị lỏng lẻo
- Kiểm tra lần nữa các vị trí tiếp xúc để đảm bảo không có khe hở
- Kiểm tra hệ thống các cửa gió để đảm bảo hơi đi qua mặt nạ hoạt động bình thường.
- Sau khi hoàn tất, hãy kiểm tra tổng thể sự hoạt động của máy lần nữa.
Kết luận
Lắp đặt máy lạnh âm trần là một công việc cần tới kinh nghiệm kỹ thuật cao. Vì vậy không nên tự lắp đặt nếu chưa có kinh nghiệm hoặc thiết bị chuyên dụng và am hiểu vật tư. Cần dịch vụ lắp đặt máy lạnh vui lòng gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn trợ giúp và tham khảo bảng giá!
Dịch vụ lắp đặt máy lạnh âm trần
- Trung Tâm Bảo Hành Sửa Máy Lạnh Uy Tín – Thợ Bách Khoa
- Holine: 0981.555.247
- Email: thobachkhoa@gmail.com
- Website: thobachkhoa.com